1
Trả lời: Khi bé đến trường, ngoài nội dung chương trình học được thiết kế theo khung chương trình của bộ Giáo Dục, bé đến trường sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp với mọi người, các kỹ năng tự lập để phục vụ bản thân, kỹ năng sinh hoạt trong môi trường tập thể … Trẻ học được cách xây dựng các mối liên hệ mật thiết với các bạn khác trong lớp, học cách hợp tác với giáo viên để hoàn thành các yêu cầu của nội dung bài học, học cách chia sẻ trong khi chơi, học cách ứng xử với mọi người xung quanh, học cách diễn đạt trong khi giao tiếp sao cho người nghe dễ hiểu…
Ngoài ra việc đưa giáo dục cảm xúc vào trường học là một ưu thế vượt trội của hệ thống giáo dục HBE. Các bé sẽ được học cách kiềm chế cảm xúc một cách hiệu quả và tăng khả năng tập trung tối đa trong mọi hoạt động thông qua các bài tập thiền chánh niệm.
2
Trả lời: Trường thực hiện hình thức trọn gói và không thu thêm bất cứ khoản phí nào trong năm học.
Thu một lần cho cả năm học khi nhập hoc: 1.800.000 đ/ năm( Bao gồm chi hoạt động tập thể, lễ hội, thăm quan, trải nghiệm, sách vở, đồ dùng học tập cho cả năm học)
Thu hàng tháng:
Tiền học phí từng tháng: 1.350.000/ tháng( Bao gồm cả học các môn : Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục , Kỹ năng sống và học cả ngày thứ 7).
Tiền ăn và quản lý bán trú: 780.000đ/ tháng ( ăn 3 bận trong ngày: sáng , trưa , xế chiều)
Tiền xe đưa đón ( nếu phụ huynh có nhu cầu):
*Dưới 5 km : 390.000 đ/tháng.
*Từ 5km đến dưới 8km:520.000 đ/tháng.
*Từ 8km trở lên:650.000 đ/ tháng
3
Trả lời: Do tính chất công việc của giáo viên là phải đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nên giáo viên chủ động không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc với trẻ.
Vì vậy, phụ huynh cần trao đổi với giáo viên thì vui lòng gọi điện thoại qua số máy hotline tại các trường, bộ phận Văn phòng sẽ chuyển thông tin lên lớp cho giáo viên. Trong trường hợp cần trao đổi trực tiếp, bên văn phòng sẽ nhắn giáo viên liên lạc lại trực tiếp để trao đổi với phụ huynh trong thời gian phù hợp và sớm nhất có thể. Còn trong tất cả các trường hợp cần thiết như: con sốt hay con gặp vấn đề đặc biệt liên quan đến sức khỏe ở trường thì nhà trường luôn chủ động liên lạc với phụ huynh.
4
Trả lời: Hoảng sợ và hốt hoảng khi đến trường mầm non là dấu hiệu tâm lý bình thường của trẻ khi trẻ tách khỏi môi trường gia đình để tham gia vào môi trường học tập ở trường, lớp. Để giúp trẻ vượt qua khoảng thời gian khó khăn này, phụ huynh nên:
– Đưa trẻ đến trường chơi vài ngày (trước khi bé đi học chính thức) để tạo cho bé cảm thấy trường học là nơi rất quen thuộc với trẻ. Điều này, sẽ làm cho trẻ quên đi sợ hãi khi rời bố mẹ và trẻ sẽ nhanh chóng làm quen trường lớp.
– Nên cố gắng sắp xếp sao cho trẻ có thể gặp các bạn cùng lớp trước khi bắt đầu đi học, như vậy trẻ sẽ có bạn ngay từ ngày đầu đến trường.
– Cho trẻ biết là đến trường sẽ rất vui và trẻ sẽ có thêm nhiều bạn mới, có nhiều trò chơi mới. Hãy cho trẻ biết rằng, tất cả những bạn nhỏ khác cũng đến trường để đi học.
– Cho trẻ biết được nhiệm vụ của con hàng ngày là đi học, và nhiệm vụ của bố mẹ là hàng ngày đi làm.
– Nếu trẻ khóc khi phụ huynh rời trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. Hầu hết trẻ em đều ngưng khóc ngay khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ. Nếu trẻ bật khóc khi bạn rời trẻ, điều tốt nhất là phụ huynh hãy đi thật nhanh cho khuất tầm nhìn của trẻ. Phụ huynh càng ở lại lâu, thời gian khóc của trẻ sẽ kéo dài hơn và càng làm cho trẻ khóc nhiều khi phụ huynh rời trẻ. Và giáo viên cũng khó tiếp cận, làm quen được với trẻ trong khi trẻ khóc đòi bố mẹ.
– Bố mẹ nên cho trẻ mang theo một vật dụng hay đồ chơi quen thuộc mà trẻ yêu thích, để giúp trẻ thấy yên tâm.
– Bố mẹ đừng lờ đi cảm giác lo buồn của trẻ. Hãy nói với trẻ rằng, chuyện căng thẳng của trẻ trong ngày đầu đến trường là chuyện rất bình thường rồi cùng chia sẻ những cảm xúc lo lắng của trẻ. Và bạn hãy trò chuyện với cô giáo (khi trẻ đang ở bên cạnh bạn) để trẻ thấy rằng: cô giáo và mẹ trò chuyện rất vui giống như hai người bạn thân hay như cô, dì trong gia đình. Điều này, làm cho trẻ an tâm hơn, vui hơn khi đến lớp.
Lưu ý: Trong trường hợp trẻ khóc và bám chặt lấy phụ huynh, phụ huynh hãy dũng cảm giao con cho giáo viên, giáo viên sẽ nhanh chóng dỗ trẻ nín khóc bằng nghiệp vụ sư phạm của mình; nếu phụ huynh tiếp tục ở lại dỗ dành trẻ thì sẽ làm cho trẻ khóc nhiều hơn, khóc lâu hơn, điều này dẫn đến việc trẻ mệt và nôn ói ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hơn. Điều quan trọng, Xin phụ huynh hãy yên tâm về nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trong trường.
5
Trả lời: Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ĐH Washington (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng độ tuổi học ngoại ngữ tốt nhất là từ 1 đến 7 tuổi. Việc bắt đầu học tiếng Anh từ nhỏ sẽ giúp cho các bé có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên, phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy não bộ tốt hơn.
Cùng phần mềm Touch English và phương châm bé Học mà Chơi, bé Chơi mà Học, trường Hoa Sen luôn nỗ lực để mang lại một môi trường học không áp lực, giúp các bé ôn tập và tiếp nhận ngôn ngữ mới một cách TỰ NHIÊN nhất thông qua các hoạt động thể chất như hát, nhảy múa, chơi trò chơi… nhờ vậy, các bé nhớ từ vựng một cách tự nhiên, rèn luyện phản xạ nhanh hơn và có trí nhớ tuyệt vời hơn.