Nguyên tắc và cách xử lý khi trẻ mắc lỗi

Tại sao trẻ có những lúc rất bướng bỉnh? Tại sao trẻ chỉ làm theo ý của mình? Tại sao bé hay khóc nằm ăn vạ?
Giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn về sự chưa trưởng thành trong xử lý tình huống là được khuyên bởi các chuyên gia tâm lý.
Tôi đã có 1 số bài trước đây về hướng dẫn tạo 1 thời điểm dừng (time-out) khi trẻ bướng bỉnh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu tại sao cả chúng ta và trẻ đều cần phải dừng lại. Hơn nữa đôi lúc việc thay đổi cách xử lý theo chiều hướng tích cực sẽ làm trẻ học hỏi nhiều hơn là tìm cách chống đối hay bướng bỉnh với cha mẹ.
Những bằng chứng hiện tại cho thấy: Trẻ có xu hướng cố hữu cảm xúc ở “TẦNG TRỆT” nếu cha mẹ la mắng kiểu hổ báo, đánh và phạt đòn roi. Nhưng trẻ dễ dàng chuyển sang giai đoạn “TẦNG 1” khi cha mẹ bình tĩnh, cho trẻ không gian time-out đúng , giải thích và đưa giải pháp thích hợp.
Mọi đứa trẻ đều trải qua 2 tầng này để trưởng thành hơn về tâm lý và nhân cách. Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ hoàn thiện nó càng sớm càng tốt. Quy trình giúp trẻ ứng xử bao gồm: Tình huống “thử thách” diễn ra như trẻ bướng bỉnh, trẻ quăng đồ đạc, trẻ làm bể dĩa, trẻ đánh nhau.
BƯỚC 1: Bạn hãy bình tĩnh, hít thở sâu, đếm từ 1-3. Kế đó, bạn không biểu hiện cảm xúc tức giận hay chán nản gì cả, hãy giữ thái độ nghiêm bình thường và bế bé sang 1 bên. Thiết lập đồng hồ với số phút bé đứng đó = số tuổi của bé.
BƯỚC 2 : Bước này gọi là TIME-OUT. Time-out quan trọng để trẻ có thời gian tái lập và phát triển kỹ năng tầng 1 là phân tích và ghi nhớ.
Time-out cũng quan trọng cho cả bạn vì bạn sẽ có thời gian đặt ra 3 câu hỏi quan trọng:
1. Tại sao bé lại hành xử như vậy?
2. Bài học nào bạn muốn dạy bé trong tình huống này?
3. Bạn sẽ dạy bé như thế nào về bài học này là cách tốt nhất?
Kết thúc TIME-OUT, hãy thông cảm và đến bên bé, nói cho bé biết tại sao và đưa giải pháp cho bài học. Trẻ đã có thời gian time-out để sẵn sàng lên tầng 1, do đó việc làm của bạn lúc này sẽ rất dễ dàng, chỉ cần kiên nhẫn với tình yêu lớn.
Đừng dừng lại ở đây, hãy tạo cho bé cơ hội sửa sai bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, 2 bé đánh nhau, không chỉ dừng lại giải thích cho bé hiểu mà hãy tạo cơ hội cho 2 bé làm việc lại cùng với nhau. Đó là quy trình mà mọi đứa trẻ đều phải rèn luyện để giúp não bộ làm việc theo cách tốt nhất.

Nguồn: Bsy Anh Nguyen.

Bùi Thị Oanh